NỘI DUNG

Định nghĩa dược liệu

Đặc điểm thực vật

Thành phần hóa học

Kiểm nghiệm

Tác dụng và công dụng

Ghi chú

Tài liệu tham khảo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 

CÁC DƯƠC LIỆU CHỨA ALCALOID

 

Ba chạc,

Ba gạc,

Bách bộ,

Benladon,

B́nh vôi,

Bối mẫu,

Cà độc dược,

Cà lá xẻ,

Cà phê,

Canhkina,

Cau,

Cây lá ngón,

Chè,

Coca,

Cỏ nhọ nồi,

Cựa khoả mạch,

Dâm dương hoắc

Dừa cạn,

Đại,

Hoàng bá,

Hoàng đằng,

Hoàng liên,

Hoàng liên gai,

Hoàng nàn,

Hồ tiêu,

Hương phụ,

Ích mẫu,

Khổ sâm,

Kim tiền thảo,

Lạc tiên,

Lựu, 

Ma hoàng,

Mă tiện,

Mạn kinh tử,

Mộc hoa trắng,

Mộc hương,

Ớt, 

Ô đầu Phụ tử,

Sen,

Táo nhân,

Thổ hoàng liên,

Thuốc lá,

Thuốc phiện,

Thường sơn

Tỏi độc

Trinh nữ hoàng cung

Vàng đắng

Vối

Vông nem

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

end of page

 

1. Định nghĩa dược liệu

Phần gốc thân phình ra thành củ đã cạo bỏ vỏ ngoài, thái thành miếng, phơi hay sấy khô của cây Bình vôi [Stephania glabra (Roxb.) Miers] hoặc một số loài Bình vôi khác có chứa L-tetrahydropalmatin, họ Tiết dê (Menispermaceae).

 

 2. Đặc điểm thực vật

Dây leo nhỏ, dài 2-6m, lá hình tim hoặc tròn đường kính 8-9cm, cuống lá dài 5-8cm. Phần gốc phát triển thành củ, vỏ ngoài màu nâu đen (Cây Bình vôi). Hoa nhỏ mọc thành tán. Hoa đực, cái khác gốc. Quả chín hình cầu màu đỏ tươi, quả một hạt hình móng ngựa. Mùa hoa: Tháng 2 - 4, mùa quả tháng 5-6.(Cây Bình vôi)

Hình 1. Cây Bình vôi

Hình 2. Củ Bình vôi

Back to Top

3. Thành phần hoá học

- Thành phần chủ yếu trong củ Bình vôi là alcaloid. Loài Bình vôi Stephania glabra được coi là một trong số những cây có hàm lượng alcaloid cao trên thế giới (trong củ có thể chứa 6-8% alcaloid). Các alcaloid chính là L-tetrahydropalmatin (rotundin), cepharanthin, roemerin, cycleanin...

 

Các loài cây Bình vôi ta đang khai thác có alcaloid chính là L-tetrahydropalmatin.= 5,8,13,13a-Tetrahydro-2,3, 9,10-tetra methoxy-6 H- dibenzo[a,g]quinolizine; 2,3,9,10-tetramethoxyberbine*. Hàm lượng alcaloid toàn phần cũng như L - tetrahydropalmatin (= Rotundin) thay đổi tuỳ theo loài và vùng thu hái. (L-tetrahydropalmatin đạt  0,2-3,55% alcaloid toàn phần,= 2,96% , Roemerin, palmatin = 5,6-Dihydro-2,3,9,10-tetramethoxydibenzo[a,g]quinolizinium; 7,8,13,13a-tetradehydro-2,3,9,10-tetramethoxyberbinium, cycleanin, 9,10 Dihydroxy, 2,3 - dimethoxy tetrahydro-protoberberin, stepholidin, tetrahydrocolumbamin. 

Ngoài alcaloid, trong củ Bình vôi còn có tinh bột, đường và acid hữu cơ.

Back to Top

4. Kiểm nghiệm

Hình 3. Dược liệu Bình vôi

Hình 4.Một số đặc điểm bột Bình vôi

Đặc điểm dược liệu: Dược liệu được thái thành miếng to nhỏ không đều có màu trắng xám, vị hơi đắng (Vị thuốc Bình vôi) 

Đặc điểm vi học

Ðặc điểm bột dược liệu

Bột màu vàng xám, vị đắng. Soi kính hiển vi thấy: Các mảnh mô mềm thành mỏng (1), các tế bào cứng thành dày (2), mảnh mạch điểm (3), tinh thể calci oxalat hình khối chữ nhật dài 0,025-0,04mm (5), rải rác có các hạt tinh bột nhỏ, tròn đường kính 0,02-0,025mm (4) (Một số đặc điểm bột Bình vôi).

Định tính, định lượng:  

Ðịnh tính - Sử dụng các phản ứng chung tạo màu, tạo tủa với alcaloid cụ thể:

A. Kiềm hoá bột dược liệu bằng dung dịch amoniac 6 N, Chiết bằng cloroform, lọc. Lấy dịch lọc cho vào bình gạn, chiết bằng acid, gạn lấy phần dịch chiết acid cho vào các ống nghiệm và thử bằng các phản ứng định tính:

ống 1: Nhỏ 2 - 3 giọt thuốc thử Mayer, có tủa trắng.

ống 2: Nhỏ 2 - 3 giọt thuốc thử Dragendorff, có tủa đỏ cam.

ống 3: Nhỏ 2 - 3 giọt thuốc thử Bouchardat, có tủa nâu.

ống 4: Nhỏ 2 - 3 giọt dung dịch acid picric  có tủa vàng.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Sắc ký lớp mỏng).

Tiến hành sắc ký bằng bản mỏng Silicagel G với hệ dung môi: Toluen - aceton - ethanol - amoniac (45: 45: 7: 3).

Dung dịch thử: Bột dược liệu chiết như phần định tính ở trên, rồi cô cách thủy dịch chiết đến khô, cắn còn lại để nguội, hòa tan trong ethanol 90%

Dung dịch đối chiếu: Hoà tan 1 mg L-tetrahydro-palmatin trong 1 ml ethanol 90% (TT). Có thể dùng 1 g bột Bình vôi chuẩn, chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng. Phun thuốc thử Dragendorff. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử xuất hiện nhiều vết, trong đó có vết có màu sắc và giá trị Rf giống vết của L-tetrahydropalmatin trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Nếu dùng bột Bình vôi để chiết dung dịch đối chiếu thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Ðịnh lượng

Cân chính xác một lượng bột dược liệu. Thấm ẩm bằng amoniac 6 N . Sau đó cho vào bình Soxhlet, chiết bằng cloroform cho đến hết alcaloid. Cất thu hồi cloroform, hòa tan cắn trong dung dịch acid hydrocloric 5%. Rửa dịch chiết acid bằng ether dầu hỏa, kiềm hóa bằng amoniac 6 N đến pH 10 - 11. Lại chiết bằng cloroform để lấy hết alcaloid. Tập trung dịch chiết, rửa bằng nước cất đến pH trung tính. Bốc hơi dịch chiết tới khô. Hòa tan cắn với một lượng chính xác 20 ml dung dịch acid sulfuric 0,1 N. Ðịnh lượng acid dư bằng dung dịch kali hydroxyd 0,1 N với chỉ thị là đỏ methyl.

1 ml dung dịch acid sulfuric 0,1 N tương đương với 71 mg alcaloid toàn phần tính theo L-tetrahydropalmatin. Hàm lượng alcaloid toàn phần trong dược liệu ít nhất là 2% tính theo dược liệu khô.

Back to Top

5. Tác dụng và công dụng

Tác dụng dược lý

- L-tetrahydropalpatin có tác dụng an thần, gây ngủ, hạ nhiệt, hạ huyết áp, kéo dài thời gian ngủ của các thuốc ngủ barbituric trên súc vật thí nghiệm. Với liều cao có tác dụng chống co giật do corasol, strychnin và sốc điện gây nên.

- Roemerin có tác dụng gây tê niêm mạc và phong bế. Ðối với tim ếch cô lập, roemerin có tác dụng ức chế, giảm biên độ và tần số co bóp, với liều cao tim ếch ngừng đập ở thời kỳ tâm trương. Roemerin đối kháng với tác dụng tăng co bóp ruột của acetylcholin. Ðối với hệ thần kinh trung ương với liều thấp roemerin còn có tác dụng an thần gây ngủ, liều cao kích thích gây co giật dẫn đến tử vong. Roemerin còn có tác dụng dãn mạch hạ huyết áp. Liều LD50 trên chuột là 0,125g/kg tương đương với liều độc của cocain hydroclorid.

- Cepharanthin: Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản cepharanthin có tác dụng giãn mạch nhẹ trên những mạch vi tuần hoàn, có tác dụng tăng cường sinh sản kháng thể nên có tác dụng rõ rệt đối với bệnh giảm bạch cầu do bệnh nhân bị bom nguyên tử, do chiếu tia phóng xạ, do dùng thuốc chữa ung thư. Sự biến động số lượng hồng cầu hoặc sắc tố máu hầu như không có thay đổi khi dùng cepharanthin. Tác dụng phụ do uống cepharanthin liều cao không thấy xuất hiện.

Công dụng và liều dùng

Bình vôi đã được dùng từ lâu. Theo kinh nghiệm của nhân dân ta dùng bình vôi thái lát phơi khô chữa mất ngủ, ho hen, sốt, lỵ, đau bụng. Ngày uống 3 - 6g dạng thuốc sắc. Có thể tán bột ngâm rượu 40o với tỷ lệ 1 phần bột 5 phần rượu. Uống 5 - 15ml rượu/ngày, có thể thêm đường cho dễ uống.

Bình vôi chủ yếu được dùng làm nguyên liệu chiết xuất lấy L-tetrahydropalmatin hoặc cepharanthin tuỳ theo loài.

- L-tetrahydropalmatin (= Rotundin) được dùng là thuốc trấn kinh, an thần dùng trong các trường hợp: Mất ngủ, trạng thái căng thẳng thần kinh, một số trường hợp rối loạn tâm thần.

Liều dùng: 0,05g - 0,10g dưới dạng viên L-tetrahydropalmatin hydroclorid hoặc sulfat, mỗi viên 0,05g.

Ở Trung Quốc ngoài dạng viên 30mg và 60mg rotundin còn có dạng tiêm rotundin sulfat, mỗi ống 2ml (60mg) làm thuốc giảm đau, an thần, gây ngủ trong điều trị loét dạ dày hành tá tràng, đau dây thần kinh, mất ngủ do lo âu, căng thẳng thần kinh, hen co thắt phế quản.

Liều dùng: 60 - 120mg có thể dùng tới 480mg/ngày dùng làm thuốc giảm đau Gây ngủ: 30 - 90mg trước khi đi ngủ

Thuốc tiêm: Mỗi lần 1 ống 2ml, 1-2 lần/ngày

Cepharanthin: Ở Nhật Bản dùng cepharanthin chữa lao phổi, lao da, chữa nhiễm độc do côn trùng hay động vật ác tính cắn (rắn độc, cá độc, sâu độc), tăng cường khả năng miễn dịch khi điều trị ung thư.

Nhân dân Trung Quốc dùng củ Stephania cepharantha uống điều trị phong thấp, đau lưng, viêm thận phù, xuất huyết trong viêm dạ dày, ruột cấp tính, lỵ trực trùng. Còn dùng củ tươi giã nát đắp ngoài chữa nhọt sưng tấy, rắn độc cắn. 

Back to Top

6. Ghi chú

Cây Bình vôi còn gọi là cây củ một, củ mối tròn, củ gà ấp, dây mối trơn

Bình vôi dùng làm nguyên liệu chiết xuất L-tetrahydropalmatin hoặc cepharanthin. Trong y học dân tộc Bình vôi chữa mất ngủ, ho hen, sốt...

Có nhiều loài Bình vôi khác nhau, thành phần hoá học không giống nhau, chú ý phân biệt.

+ Loài Stephania kuinanensis H. S. Lo et M. Yang

+ Stephania pierei Diels:

+ Stephania hainanensis H. S. Lo et Y. Tsoong.

+ Stephania cambodiana Gagnep.

+ Stephania dielsiana Y. C. Wu

+ Stephania excentrica H.S. Lo

+ Stephania cepharantha Hay

+ Stephania sinica Diels

Back to Top

7. Tài liệu tham khảo

Bài giảng Dược liệu Tập II. Tr. 79-83.

Dược điển Việt Nam III. Tr. 321-322.

Nguyễn Viết Thân - Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi- NXB khoa học và kỹ thuật- 2003. Tr.57-59.

Д.А. Муравьева - Фармакогнозия - Москва - Медицина 1991. Tr. 363-365. 

-------------------------------------------------------

Mọi thông tin liên quan đến trang web Xin vui lòng liên hệ theo số điện thoại 01234195602 hoặc theo địa chỉ Email: thannv@hup.edu.vn

Revised: January 30, 2017 .