- Nghiên cứu hai loài huperzia thu hái tại Tam Đảo

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

BỘ MÔN DƯỢC LIỆU

Đề cương chi tiết môn học

 NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG DƯỢC LIỆU

(Research development and application of medicinal plant materials)

 

1. Mã số môn học:                     CS02

2. Thời lượng:                            Tổng số ĐVHT 2: 30 giờ

3. Bộ môn phụ trách:                 Bộ môn Dược liệu

4. Cán bộ giảng dạy

5. Mục tiêu môn học

Sau khi học xong môn học này, người học có khả năng:

- Trình bày được hệ thống các sản phẩm có nguồn gốc dược liệu và xu hường phát triển các loại sản phẩm này

- Trình bày được những phương pháp nghiên cứu, dược liệu trên thế giới, trong nước.

- Tiềm năng phát triển và ứng dụng dược liệu ở Việt Nam

6. Môn học tiên quyết: Dược liệu           

7. Nội dung môn học

STT

Nội dung

Số giờ

(quy ra giờ lý thuyết)

Chi chú

1

Lý thuyết

 

 

1.1

Khái niệm, lịch sử phát triển Dược liệu và các sản phẩm nguồn gốc Dược liệu.

- Khái niệm, lịch sử phát triển

- Tính đặc thù của nghiên cứu, phát triển Dược liệu Việt Nam.

(4)

 

2

2

 

1.2

Nguồn tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng phát triển Dược liệu ở Việt Nam.

- Tính đa dạng của thực vật, động vật làm thuốc

- Tài nguyên tiềm năng Dược liệu từ biển .

(4)

 

2

2

 

1.3

Những thành tựu phát triển và ứng dụng dược liệu, thuốc từ Dược liệu

Dược liệu sử dụng theo kinh nghiệm dân gian

Thuốc chữa bệnh có thành phần hoạt chất chưa xác định (Flavonoid, saponin, Tinh dầu, anthranoid, alcaloid...)

Thuốc chữa bệnh có thành phần là các chất tinh khiết (Berberin, Rutin, Artemisinin...)

(8)

 

2

 

 

4

 

2

 

2

Những nghiên cứu ứng dụng dược liệu

- Điều tra, khai thác Dược liệu

- Nghiên cứu thành phần hoá học các dược liệu (các nhóm chất và các chất riêng biệt).

- Nghiên cứu tác dụng sinh học của các chất chiết ra từ dược liệu (các mô hình thử, đánh giá).

- Trồng trọt, chế biến sơ bộ

- Chiết xuất dược liệu (Tinh dầu, các nhóm hợp chất, các chất tinh khiết).

- Nghiên cứu, sản xuất các chế phẩm nguồn gốc Dược liệu (Thuốc chữa bệnh, mĩ phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc bảo vệ thực vật).

- Nghiên cứu kiểm nghiệm Dược liệu và các chế phẩm nguồn gốc Dược liệu (hệ thống các tiêu chuẩn mức độ và khả năng đánh giá)

- Nuôi cấy mô cây thuốc.

(12)

 

2

 

2

 

 

3

 

 

1

 

 

3

 

1

 

2.1

Nghiên cứu phát triển và ứng dụng Dược liệu một số cơ sở.

2

 

 

 

Tổng số

30

 

 

8. Chương trình giảng dạy

8.1. Kiểm tra thường kỳ: Kiểm tra viết

8.2. Hình thức thi hết môn

                                   Viết chuyên đề

8.3. Cách tính điểm môn học (tính theo thang điểm 10)

Điểm môn học = (Điểm chuyên đề x 3 + 2 điểm kiểm tra)/5

9. Tài liệu học tập

9.1. Tài liệu học tập chính

- Tài liệu do giảng viên biên soạn, cung cấp khi giảng bài

9.2. Tài liệu tham khảo

  1. Bộ Y Tế- Bộ Khoa học và công nghệ . Bảo tồn và phát triển nguồn gen và giống cây thuốc; Hội nghị tổng kết 20 năm thực hiện nhiệm vụ Bảo tồn nguồn gen và giống cây thuốc 1988-2008, Tam Đảo Tháng 5/2009.
  2. Bộ Y Tế Vụ Y Dược cổ truyền, Tài liệu hội thảo Giữ gìn tính đặc thù trong nghiên cứu và Ứng dụng Y Dược cổ truyền.
  3. Nguyễn Gia Chấn.Nghiên cứu sản xuất và hiện đại hoá đông y. Tài liệu Hội nghị Dược liệu toàn quốc lần thứ nhất - 2003
  4. Nguyễn Kim Dung, Lâm Bạch Vân, Trần Tựu, Phan Văn Các, Hoàng Đức Quỳnh, Phan Quốc Kinh. Thuốc cổ truyền của dân tộc Chăm. NXB Y học – 2000.
  5. Trần Bình Duyên. Đầu tư công nghệ chiết xuất Dược liệu phục vụ trong nước và xuất khẩu. Tài liệu Hội nghị Dược liệu toàn quốc lần thứ hai "Phát triển dược liệu đến năm 2015 và tầm nhìn 2020. NXB Khoa học và kỹ thuật - 2007
  6. Trần Đáng.  Thực phẩm chức năng. Tài liệu Hội nghị Dược liệu toàn quốc lần thứ hai "Phát triển dược liệu đến năm 2015 và tầm nhìn 2020. NXB Khoa học và kỹ thuật - 2007
  7. Văn Đình Đệ. Sản xuất chất thơm thiên nhiên, tổng hợp. NXB Khoa học và kỹ thuật - 2002
  8. Phan Nguyên Hồng. Rừng Ngập mặn Việt nam. NXB Nông nghiệp - 1999.
  9. Trần Hùng. Hiện đại hoá và tiêu chuẩn hoá thuốc sản xuất từ Dược liệu . Tài liệu Hội nghị Dược liệu toàn quốc lần thứ hai "Phát triển dược liệu đến năm 2015 và tầm nhìn 2020. NXB Khoa học và kỹ thuật – 2007
  10. Nguyễn Khắc Hường. Sổ tay kỹ thuật nuôi trồng hải sản. NXB Kha học và kỹ thuật. 2007.
  11. Nguyễn Văn Khôi Polyme ưa nước hoá học và ứng dụng. NXB khoa học tự nhiên và công nghệ - 2007.
  12. Trịnh Tam Kiệt . Nấm lớn Việt Nam.NXB Khoa học và kỹ thuật - 1981.
  13. Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc, vị thuốc Việt Nam. In lần thứ 10. NXB Y học - 2001.
  14. Ngô Quốc Luật, Nguyễn Viết Thân, Nguyễn Duy Thuần. Những cây thuốc của đồng bào dân tộc H’mông. NXB Y học – 2007.
  15. Lã Đình Mỡi, Lưu Đàm Cư, Trần Minh Hợi... Nguyễn Thị Phương Thảo, Trần Huy Thái, Ninh Khắc Bản. Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam. Tập1,2. NXB Nông nghiệp - 2001.
  16. Lã Đình Mỡi, Trần Minh Hợi, Dương Đức Huyến...Ninh Khắc Bản. Tài nguyên thực vật Việt Nam Những cây chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học Tập 1. NXB Nông nghiệp - 2005.
  17. Nguyễn Thị Phương Thảo. Tình hình khai thác, sản xuất, buôn bán và ứng dụng tinh dầu làm thuốc. Tài liệu Hội nghị Dược liệu toàn quốc lần thứ nhất - 2003
  18. Nguyễn Văn Tiến. Dẫn liệu bước đầu về nguồn dược liệu từ sinh vật biển Việt Nam. Tài liệu Hội nghị Dược liệu toàn quốc lần thứ nhất - 2003
  19. Viện Dược liệu. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt nam Tập I, II. NXB Khoa học và kỹ thuật -2004
  20. Viện Dược liệu. Nghiên cứu thuốc từ thảo dược. NXB Khoa học và kỹ thuật - 2006
  21. Nguyễn Hoàng Trí. Thực vật rừng ngập mặn Việt Nam. NXB Giáo dục 1996
  22. Jau-Fei Chen, Ph.D. Plant Foods& Nutritional Immunology: A Scientific Approach. Bright Ideas Press Provo, Utah
  23. Jean Bruneton. Pharmacognosie Phytochimie Plantes medicinales 3e édition. Lavoisier, 1999
  24. Louis Appell Cosmetics, fragrances, and flavors Novox Inc. Publisher Whiting, New Jersey 08759
  25. Wu Xingliang & Zang Mu. Colored Illustrations of The Ganodermataceae and Other Fungi. Science and Technology Publishing House, BeiJing 2000 (in English).
  26. Lin Zhi Bin. Contemporary researchs on Ganodermataceae. Medical Publishing House, BeiJing 2000 (in Chinese)

 Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 2018

 

Một số nội dung ôn tập môn học: Nghiên cứu phát triển và ứng dụng dược liệu

 (Cao học, Chuyên khoa I)

 

  1. Thực trạng nghiên cứu, phát triển Dược liệu ở nước ta và trên thế giới.

  2. Tiềm năng về khí hậu và tài nguyên để phát triển dược liệu và sản phầm nguồn gốc dược liệu ở Việt nam.

  3. Tính đặc thù trong nghiên cứu và ứng dụng y dược cổ truyền Việt Nam.

  4. Những dược liệu có tiềm năng khai thác tinh dầu ở Việt Nam.

  5. Nguồn nguyên liệu bán tổng hợp thuốc steroid truyền thống và xu hướng tương lai.

  6. Tanin, sử dụng tanin, dược liệu chứa tanin trong y học và trong công nghệ, Các dược liệu có tiềm năng cung cấp tanin ở Việt Nam.

  7. Những cây được trồng với quy mô lớn cung cấp nguyên liệu làm thuốc ở Việt Nam.

  8. Tài nguyên sinh vật biển sử dụng làm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng (Tảo spirulina, Cá ngựa, Hải sâm, Rong câu chỉ vàng...).

  9. Động vật, khoáng vật, tiềm năng nghiên cứu, phát triển sản phẩm làm thuốc từ động vật khoáng vật.

  10. Những dược liệu có thể sử dụng làm nguồn nguyên liệu chiết xuất các chất tinh khiết làm thuốc ở Việt Nam thực tại và triển vọng.

  11. Sử dụng công nghệ nano trong các chế phẩm nguồn gốc dược liệu

  12. Công nghệ chiết xuất siêu tới hạn (Supercritical fluild extraction - SFE), thành tựu, triển vọng sử dụng SFE trên thế giới và ở Việt Nam

  13. Kỹ thuật nuôi cấy mô. Nuôi cấy mô cây thuốc, đánh giá về những thành tựu và triển vọng về nuôi cấy mô cây thuốc ở Việt Nam.

  14. Thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc cây cỏ, tính ưu việt, tình hình phát triển, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc cây cỏ trên thế giới và ở Viêt Nam.

  15. Các thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc cây cỏ sử dụng ở Việt Nam, Cho thí dụ về một sản phẩm bảo vệ thực vật nguồn gốc cây cỏ thông dụng trên thị trường.

  16. Thực trạng chất lượng dược liệu và các sản phẩm có nguồn gốc dược liệu trên thị trường hiện nay (1).

  17. Hệ thống các tiêu chuẩn sử dụng để kiểm nghiệm dược liệu. hiệu quả, tính phù hợp của hệ thống các tiêu chuẩn trong kiểm nghiệm, quản lý dược liệu và các sản phẩm nguồn gốc dược liệu hiện nay.

  18. Những công trình, thành tựu nghiên cứu, ứng dụng dược liệu trong nước về lĩnh vực điều tra, sưu tầm cây thuốc trong dân gian, các bài thuốc cổ truyền.

  19. Những công trình, thành tựu nghiên cứu, trong nước về lĩnh vực khai thác, chế biến, sử dụng dược liệu.

  20. Những công trình, thành tựu nghiên cứu trong nước về lĩnh vực trồng trọt, tạo nguồn dược liệu.

  21. Những công trình, kết quả nghiên cứu, ứng dụng dược liệu trong nước về lĩnh vực nghiên cứu hóa học cây thuốc

  22. GMP, GAP, GACP  vai trò, hiệu quả của áp dụng GMP, GACP trong sản xuất các sản phẩm làm thuốc nguồn gốc Dược liệu.

  23. Những công trình, kết quả nghiên cứu, ứng dụng dược liệu trong nước về lĩnh vực nghiên cứu tác dụng dược lý

  24. Những công trình, kết quả nghiên cứu, ứng dụng dược liệu trong nước về lĩnh vực nghiên cứu tạo chế phẩm mới

  25. Thực phẩm chức năng, vai trò, vị trí, trong phát triển và ứng dụng dược liệu.

  26. Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

-------------------------------------------------------

Mọi thông tin liên quan đến trang web Xin vui lòng liên hệ theo số điện thoại 01234195602 hoặc theo địa chỉ Email: thannv@hup.edu.vn

Revised: January 07, 2019 .