SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI PHÂN CỰC TRONG KIỂM NGHIỆM MỘT SỐ DƯỢC LIỆU
Tác giả: DS. Nguyễn Thị Thu Hương (K51), Ngô Thị Hoàng Linh (A1 K53), Dương Thị Giang (A1 K53)
Trường Ðại học Dược Hà Nội
Từ khoá: Kính hiển vi phân cực, Kiểm nghiệm Dược liệu, calci oxalat, Ba kích, Cà độc dược, Thảo quyết minh, Hà thủ ô. Abstracts: Kết hợp sử dụng kính hiển vi phân cực với kỹ thuật chụp ảnh hiển vi trong nghiên cứu, kiểm nghiệm dược liệu , tạo nên các tư liệu có tính khách quan, khả năng minh hoạ cao, phục vụ công tác quản lý chất lượng thuốc Ðông dược.
I. ĐẶT VẤN ÐỀ
Ở nước ta hệ thống quản lý, kiểm tra chất lượng thuốc tân dược tương đối đầy đủ và chặt chẽ, có đóng góp lớn trong sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Ðối với thuốc đông dược, dược liệu công tác này còn có nhiều hạn chế, và chưa được các cơ quan có thẩm quyền quan tâm đúng mức. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên, trong đó nguyên nhân cơ bản là hệ thống các tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu và các chế phẩm có nguồn gốc dược liệu còn sơ sài, chưa chặt chẽ, chưa đủ để tạo cơ sở pháp lý cho các nhà quản lý. Trong đề tài này chúng tôi nghiên cứu sử dụng kính hiển vi phân cực trong kiểm nghiệm dược liệu, bổ sung các dữ liệu có tính khách quan, góp phần xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu, xây dựng các chuyên luận kiểm nghiệm dược liệu, chuyên luận Dược điển phù hợp với điều kiện thực tiễn nước ta cũnh như quá trình hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới Nội dung đề tài: Nghiên cứu bổ sung các chỉ tiêu kiểm nghiệm Dược liệu với việc sử dụng kính hiển vi phân cực trên các dược liệu Ba kích, Cà độc dược, Hà thủ ô đỏ, Thảo quyết minh
II. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nguyên liệu: Nghiên cứu tiến hành trên các dược liệu thường dùng có một số đặc điểm bột có tính bất đẳng hướng về mặt quang học như tinh thể calci oxalat, tinh bột, ... và một số dược liệu có chứa các chất thăng hoa được: Một số dược liệu cụ thể được sử dụng làm đối tượng nghiên cứu: Ba kích - rễ đã phơi hay sấy khô của cây Ba kích (Morinda officinalis How.). Mẫu thu ở Sơn Ðộng, Bắc Giang Lá Cà độc dược - Lá thu từ cây Cà độc dược (Datura metel Lin. var. alba Ness.) Hà thủ ô đỏ - Rễ củ phơi sấy khô của cây Hà thủ ô đỏ (Polygonum multiflorum Thunb.) Thảo quyết minh - Hạt già phơi hay sấy khô của cây Thảo quyết minh (Cassia tora L.) Các mẫu Cà độc dược, Hà thủ ô đỏ, Thảo quyết minh thu ở vườn thuốc Văn điển và vườn trường Ðại học Dược Hà nội Phương pháp nghiên cứu: Bột dược liệu soi dưới kính hiển vi phân cực, các đặc điểm bất đẳng hướng đặc trưng được chụp ảnh, chuyển thành các file ảnh. Tiến hành thăng hoa với các dược liệu có thành phần hoá học thăng hoa được, các tinh thể được phân tích, chụp ảnh, chuyển thành các fịle ảnh
III. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Khi kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi, một số đặc điểm có tính bất đẳng hướng về mặt quang học trở nên dễ quan sát hơn dưới kính hiển vi phân cực. Việc sử dụng kính hiển vi phân cực kết hợp với kỹ thuật chụp ảnh hiển vi sẽ tạo nên những tư liệu có giá trị minh hoạ cao. Kính hiển vi phân cực sử dụng trong kiểm nghiệm dược liệu có cấu tạo đơn giản, có thể tạo nên bằng cách bổ sung các nicon phân cực vào kính hiển vi thường. Ðơn giản về mặt cấu tạo và hiệu quả trong sử dụng tạo ra khả năng ứng dụng chúng vào quá trình kiểm nghiệm dược liệu cung cấp những tư liệu có giá trị. Một số tài liệu kiểm nghiệm dược liệu ở nước ta và trên thế giới có sử dụng kỹ thuật này. Việc đưa kỹ thuật kiểm nghiệm bằng kính hiển vi phân cực một cách có hệ thống vào lĩnh vực kiểm nghiệm dược liệu là một bước tiến mới trong quá trình chuẩn hoá chất lượng dược liệu.
3. Bột các dược liệu chứa anthranoid sau khi vi thăng hoa, nhìn dưới kính hiển vi phân cực các tinh thể anthraglycosid có hình dạng khác nhau tuỳ vào dược liệu và điều kiện thăng hoa. Ảnh3: Các tinh thể anthraglycosid thu được khi vi thăng hoa Quá trình nghiên cứu các đặc điểm hiển vi trên nhiều dược liệu khác cho thấy: Khi sử dụng kính hiển vi phân cực cho phép làm tăng khả năng phân biệt những đặc điểm nhỏ như các tinh thể calci oxalat hình kim, calci oxalat dạng cát, làm tăng thêm các dữ kiện khi kiểm nghiệm dược liệu chứa tinh bột. Việc quan sát, phân biệt hình dạng tinh thể các chất khi tiến hành vi thăng hoa cũng thuận lợi hơn.
Ðề tài đã được tiến hành với nhiều dược liệu, bổ sung các dữ liệu phục vụ cho việc phân biệt, kiểm nghiệm chúng.
IV. KẾT LUẬN
Những kết quả nghiên cứu cho thấy: Trong kiểm nghiệm dược liệu kính hiển vi phân cực là một phương tiện quan sát có hiệu quả, phối hợp với kỹ thuật chụp ảnh hiển vi sẽ tăng thêm tư liệu có mức độ chuẩn xác cao. Các tư liệu về hình dạng tinh thể của những chất vi thăng hoa được, những đặc điểm vi phẫu, bột có tính đặc trưng dưới kính hiển vi phân cực khi kết hợp với các phương pháp kiểm nghiệm khác tạo nên hệ thống các tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu và các chế phẩm có nguồn gốc dược liệu, nhằm tăng cường hiệu quả của việc quản lý chất lượng thuốc Ðông dược, phục vụ tốt sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dự thảo Dược điển Việt nam III (Thuốc cổ truyền) NXB Y học Hà Nội - 1998. 2. Giáo trình thực tập Dược liệu phần (Vi học) - Bộ môn Dược liệu 1998. 3. Lê Công Diệp - Sử dụng phương pháp vi thăng hoa trong nghiên cứu Dược liệu - Công trình tốt nghiệp dược sĩ Ðại hoc Khoá CT 28 (1993-1996) - Ðại học Dược Hà Nội 1996.
MỘT SỐ CHUYÊN LUẬN KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU - Phương pháp sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao - Sử dụng sắc ký lớp mỏng trong kiểm nghiệm dược liệu và chế phẩm đông dược - Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi - Cấu tạo cơ bản của một số loại kính hiển vi dùng trong kiểm nghiệm dược liệu - Identification of some commercial samples of Linh chi (Ganoderma) in the Vietnam market - Nghiên cứu đặc điểm thực vật của hai loài Hupezia ------------------------------------------------------- Mọi thông tin liên quan đến trang web Xin vui lòng liên hệ theo số điện thoại 01234195602 hoặc theo địa chỉ Email: thannv@hup.edu.vn Revised: April 13, 2017 . |