SAPONIN

 

NỘI DUNG

 

Định nghĩa dược liệu 

Đặc điểm thực vật

Thành phần hoá học

Kiểm nghiệm

Tác dụng, công dụng

Ghi chú

Tài liệu tham khảo

 

DƯỢC LIỆU KHÁC

Bồ kết

Cam thảo

Cam thảo dây

Cát cánh

Dứa Mỹ

Khúc khắc

Mạch môn

Ngũ gia b́ chân chim

Nhân sâm

Ngưu tất

Rau má

Tam thất

Táo nhân

Thiên môn

Tỳ giải

Viễn chí

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 (Radix Platicodii)

 

1. Định nghĩa dược liệu

Rễ để nguyên hoặc đă cạo vỏ ngoài phơi hoặc sấy khô của cây Cát cánh [Platycodon grandiflorum (Jacq.) A. DC.], họ Hoa chuông (Campanulaceae).

2. Đặc điểm thực vật

Cây thảo, sống lâu năm, cao 50 - 80cm. Rễ củ đôi khi phân nhánh, vỏ ngoài màu vàng nhạt. Thân đứng, nhẵn, màu lục xám, chứa nhựa mủ. Lá gần như không cuống, hình trứng, dài 3 - 6cm, rộng 1 - 2,5cm, gốc tròn, đầu nhọn, mép khía răng. Lá phía dưới mọc đối hoặc mọc vòng 3 - 4 cái, lá phía trên nhỏ, có khi mọc so le. Hoa hình chuông, màu lam tím hoặc trắng, mọc riêng lẻ hoặc thành bông thưa ở kẽ lá gần ngọn. Ðài có 5 thuỳ màu lục. Tràng gồm 5 cánh hợp. Nhị 5. Bầu 5 ô.(Cây Cát cánh )

Quả nang, hình trứng bao bọc bởi đài tồn tại, chứa nhiều hạt nhỏ, hình bầu dục, màu đen nâu. Mùa hoa: tháng 5 - 7, mùa quả: tháng 8 - 9. Rễ đào vào mùa đông, lúc cây tàn lụi. ở những cây đã trồng được 2 năm (vùng cao) hoặc 1 năm (ở vùng đồng bằng) loại bỏ thân, lá, rễ con, rửa sạch đất cát. Cạo bỏ lớp vỏ ngoài rồi phơi hay sây khô. Rễ hình trụ có khi phân nhánh dài 5 - 13cm, đường kính 1-2cm. Mặt ngoài màu trắng ngà có những nếp nhăn dọc, có vết sẹo của rễ con, vị đắng. Rễ Cát cánh dễ bị mốc, mọt cần được bảo quản nơi khô ráo.

3. Thành phần hoá học

H́nh 1. Cây Cát cánh

Thành phần chủ yếu trong rễ Cát cánh là các saponin triterpenoid nhóm olean. Sau khi thuỷ phân thu được các sapogenin: acid platycogenic A, B, C, platycodigenin, acid polygalasic.

Trong rễ Cát cánh còn chứa phytosterol, inulin và một lượng đáng kể các chất thuộc nhóm tanin.

Một số saponin có trong Cát cánh

 

 

Back to Top

4. Kiểm nghiệm

4.1. Ðặc điểm dược liệu

Rễ hình trụ thuôn dần về phía dưới, đôi khi phân nhánh, phần trên còn sót lại gốc thân, có nhiều sẹo nhỏ là vết tích của rễ con, dài 5 - 15 cm, đường kính 0,7 - 2 cm. Mặt ngoài màu vàng nhạt hay vàng nâu nhạt, có nhiều rãnh nhăn nheo theo chiều dọc và những nếp nhăn ngang. Thể chất giòn, mặt bẻ không có xơ. Mặt cắt ngang màu trắng ngà, vùng tầng phát sinh libe - gỗ thành vòng rõ, màu vàng nâu nhạt; có vân như hoa cúc. Không mùi, vị ngọt sau hơi đắng (Vị thuốc Cát cánh).

H́nh 2. Vị thuốc Cát cánh

 

4.2. Vi học

Ðặc điểm vi phẫu: Mặt cắt dược liệu tṛn, từ ngoài vào trong có lớp bần còn sót lại gồm nhiều hàng tế bào hình chữ nhật. Mô mềm vỏ hẹp gồm những tế bào to nhỏ không đều, xếp lộn xộn với những khuyết nằm rải rác. Libe xếp thành tia, thỉnh thoảng có những vùng đậm lên đều đặn giống như libe kết tầng. Mạch gỗ nằm rải rác hay tụ thành đám, xếp thành những dải xuyên tâm nằm trong mô mềm gỗ không hoá gỗ. Trong cùng là mô mềm ruột gồm những tế bào gần như tròn.

Ðặc điểm bột dược liệu

Mảnh bần gồm những tế bào màng dày, màu nâu nhạt. Mảnh mô mềm có các tinh thể calci oxalat hình kim,. Tinh thể inulin hình tròn hay hình quạt trong mô mềm hay bên ngoài. Mảnh mạch vạch, mạch mạng.

4.3. Hoá học

Ðịnh tính - Sử dụng các phương pháp chung định tính saponin:

A. Soi lát cắt dược liệu dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm, phần vỏ phát quang sáng trắng hơi vàng, phần lõi không phát quang.

B. Bột dược liệu, thêm ethanol 70%, đun cách thuỷ trong 5 phút, lọc, cô dịch lọc (dịch A).

Nhỏ vài giọt dịch lọc A lên giấy lọc, nhỏ tiếp một giọt natri hydroxyd 5%, sấy nhẹ cho khô, che nửa vết dịch A bằng miếng kim loại mỏng và soi dưới ánh sáng tử ngoại có bước sóng 365 nm trong vài phút, lấy miếng kim loại ra, phần không bị che có phát quang sáng hơn, tiếp tục chiếu tia tử ngoại, phần bị che sẽ sáng dần lên như phần kia.

Lấy dịch A pha loãng với nước, lắc mạnh trong 15 giây, có bọt bền.

C. Bột dược liệu, thêm nước, đun cách thuỷ trong 5 phút, lọc. Lấy dịch lọc, thêm dung dịch acid hydrocloric đậm đặc và vài tinh thể resorcin, đun cách thuỷ vài phút, xuất hiện tủa màu đỏ sẫm.

Có thể sử dụng sắc kư lớp mỏng hoặc sắc kư lớp mỏng hiệu năng cao (HPTLC) để kiểm nghiệm Cát cánh. (Xem: Sắc kư đồ dịch chiết các dược liệu chứa saponin - vệt 9, ảnh I, II, III.)

Ðịnh lượng

Chiết kiệt saponin từ một lượng dược liệu (cân chính xác) bằng dụng cụ Soxhlet và dung môi MeOH, làm đậm đặc dịch chiết bằng cách đun trên cách thuỷ, để nguội, thêm ether lắc đều, để lắng để tủa saponin. Tủa lại hoà tan bằng MeOH rồi lặp lại như trên (để tinh chế), Tủa lần hai lại hoà tan trong methanol, bốc hơi dịch này  tới cắn, sấy khô ở 105oC tới khối lượng không đổi, cân. Tính lượng phần trăm của saponin trong dược liệu. Hàm lượng saponin toàn phần của Cát cánh không được ít hơn 5,0%.

Back to Top

5. Tác dụng và công dụng

Saponin có trong Cát cánh có tác dụng phá huyết mạnh, có tác dụng chữa ho, long đờm, tiêu đờm, có tác dụng hạ đường huyết, dịu thần kinh, giảm sốt.

Back to Top

6. Ghi chú

Cát cánh c̣n có tên: Bạch dược, Kết cánh, Cánh thảo. Với bệnh nhân bị loét dạ dày, ruột cần thận trọng khi dùng Cát cánh

Back to Top

7. Tài liệu tham khảo

Bài giảng Dược liệu Tập I - 1998 Tr. 153-155

Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam Tập I - NXB Khoa học và kỹ thuật 2004. Tr. 345-348.

Dược điển Việt Nam III. Tr. 330-331

Đỗ Tất Lợi - Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - NXB Yhọc - 2003 Tr. 716.

Back to Top

-------------------------------------------------------

Mọi thông tin liên quan đến trang web Xin vui ḷng liên hệ theo số điện thoại 01234195602 hoặc theo địa chỉ Email: thannv@hup.edu.vn

Revised: February 09, 2017 .