|
||||||||||
NỘI DUNG
DƯỢC LIỆU CHỨA TINH DẦU KHÁC Ba chạc Bạc hà Cánh kiến trắng Chỉ thực Chỉ xác Cúc hoa Đại, Đại bi, Đại hồi, Ðộc hoạt, Đương qui, Gừng, Hành, Hậu phác, Hoắc hương Hương bài Hương lau, Hương nhu, Hương phụ, Khương hoạt, Kinh giới, Long não, Mai hoa băng phiến, Mạn kinh tử, Mộc hương, Mùi, Ngải cứu, Nghệ, Ngô thù du, Nhân trần, Phòng phong Quế, Riềng, Sa nhân, Sài hồ, Tế tân, Tràm, Thanh hao hoa vàng, Thảo quả, Thanh bì, Tía tô, Tiểu hồi,, Thương truật, Trần bì, Vối, Xá xị, Xạ hương, Xương bồ. Xuyên khung, Xuyên tiêu
|
2. Đặc điểm thực vậtCây Bạch đàn (Eucalyptus camaldulensis Dehn.) là cây gỗ to, vỏ mềm, bần bong thành mảng để lộ vỏ thân màu sáng, cành non có 4 cạnh, lá non mọc đối, không cuống, phiến lá hình trứng, màu lục như phủ sáp. Lá già mọc so le phiến lá hình liềm hẹp và dài hơn lá non. Phiến lá có túi tiết tinh dầu. Hoa mọc ở nách lá. Quả hình chén (Cây Bạch đàn). 3. Đặc điểm dược liệuLá hình mũi dáo hay hình lưỡi liềm, cuống ngắn và hơi vặn, phiến lá dài và hẹp (ở loài E. exserta) giòn và rộng hơn (ở loài E. camaldulensis), rộng 1 - 5 cm, dài 8 - 18 cm. Hai mặt lá đều có màu xanh ve ít vàng nhạt, lác đác có nhiều chấm nhỏ màu vàng. Khi soi lá trước ánh sáng thấy rất nhiều túi tiết tinh dầu nhỏ li ti. Gân cấp hai tỏa ra từ gân giữa, gặp nhau ở mép lá. Khi vò lá có mùi thơm mạnh đặc biệt, mùi dịu hơn ở loài E. camaldulensis. Vị thơm nóng, hơi đắng chát, sau có cảm giác mát và dễ chịu. Back to Top4. Thành phần hoá họcChi Eucalyptus là một chi lớn, nguồn gốc Australia với khoảng 700 loài khác nhau, được trồng chủ yếu để khai thác gỗ. Về phương diện khai thác tinh dầu người ta thường quan tâm đến 3 nhóm chính: 4.1. Nhóm giàu cineol (có hàm lượng cineol trong tinh dầu > 55%) cho tinh dầu được gọi là Oleum Eucalypti Ðại diện cho nhóm này là Eucalyptus globulus Lab. với những ưu điểm nổi bật: Hàm lượng tinh dầu và hàm lượng cineol khá cao, có thể đến 80 - 85%. - Lá có tinh dầu: 1,3 - 2,25% (E.camaldulensis) và 1,40 - 2,60% (E.exserta). Hàm lượng tinh dầu DÐVN III (2002) qui định không dưới 1,2%. - Thành phần tinh dầu: Thành phần chính là cineol. Loài E. camalduleusis có thể đạt 60 - 70%. Loài E.exserta thấp hơn 30-50%. DÐVN II (1994) qui đinh hàm lượng cineol không dưới 60%. Cũng như tinh dầu tràm, tinh dầu bạch đàn trước khi sử dụng cần được tinh chế và làm giàu cineol. 4.2. Nhóm giàu citronelal:cho tinh dầu Oleum Eucalipti Citriodorae Ðại diện là E. citriodora Hook.f. với hàm lượng citronelal trên 70% Lá có chứa một hàm lượng lớn tinh dầu (3,3 - 4,8%). Thành phần chính của tinh dầu là citronelal (trên 70%) ngoài ra còn có citronelol (5,6%). 4.3. Nhóm giàu piperiton: Ðại diện là E. piperita Sm. với hàm lượng piperiton 42-48%.
Ở Việt Nam, đã di thực nhiều loại bạch đàn xuất xứ Australia và Trung Quốc. Trong khoảng 20 loài, có 3 loại có giá trị kinh tế: Eucalytus camaldulensis - gọi là Bạch đàn trắng. Eucalytus exserta - Bạch đàn liễu. Eucalytus citriodora - Bạch đàn chanh.
BẠCH ÐÀN GIÀU CINEOL Bạch đàn trắng: Eucalytus camaldulensis Dehnhardt Bạch đàn liễu: Eucalytus exserta F.V.Muell Ðặc điểm thực vật và phân bố: Cây gỗ, cao 20 - 25m, vỏ mềm bong thành mảng. Lá non hình trứng, không cuống, mọc đối ở những đôi lá đầu. Lá già mọc so le, cong lưỡi liềm. Bạch đàn liễu có lá hẹp và dài. Hoa mọc ở kẽ lá. Quả nang hình chén hoặc hình trứng trong có chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu.
Trồng trọt và khai thác Bạch đàn trồng bằng hạt. Gieo hạt trong vườn ươm, sau 5 - 7 tháng tuổi có thể đem trồng. Sau năm thứ 2 có thể khai thác lá. Ở nhiều nước trên thế giới việc khai thác tinh dầu thường được thực hiện khi đốn cây lấy gỗ. Phần lá được sử dụng cất tinh dầu. Tinh dầu bạch đàn có tên thương phẩm là Eucalyptus oil. Tuy nhiên đế sản xuất tinh dầu này, nguồn nguyên liệu không chỉ là lá Bạch đàn mà còn sử dụng nhiều dược liệu khác. Ví dụ Dược điển Trung Quốc 1997 có qui định tinh dầu Bạch đàn (Eucalyptus oil) được khai thác từ các cây Eucalyptus globulus Labill., họ Sim (Myrtaceae), cây Long não Cinnamomum camphora (L.) Nees & Eberm., họ Longnão (Lauraceae) và một số cây khác cùng chi của hai họ thực vật trên. Sản lượng tinh dầu bạch đàn hàng năm trên thế giới vì vậy cao hơn nhiều so với tinh dầu được khai thác từ cây bạch đàn. Theo thông kê năm 1990 là 3.307 tấn. Các nước sản xuát chính: Trung Quốc 1.500 tấn, Tây Ban Nha 500 tấn, Bồ Ðào Nha 300 tấn, Nam Phi 250 tấn, Ấn Ðộ 250 tấn, Việt Nam 250 tấn... Bộ phận dùng - Lá - Folium Eucalypti - Tinh dầu - Oleum Eucalypti - Eucalyptol (cineol) * Ðặc điểm vi học của lá: - Phần gân lá có 1 bó libe gỗ chính và 2 bó libe gỗ phụ xếp chồng lên 2 đầu bó chính. - Trong mô mềm giậu có chứa nhiều túi tiết tinh dầu. Thành phần hoá học - Lá có tinh dầu: 1,3 - 2,25% (E.camaldulensis) và 1,40 - 2,60% (E.exserta). Hàm lượng tinh dầu DÐVN III qui định không dưới 1,2%. - Thành phần tinh dầu: Thành phần chính là cineol. Loài E. camalduleusis có thể đạt 60 - 70%. Loài E. exserta thấp hơn 30 - 50%. DÐVN III qui đinh hàm lượng cineol không dưới 60%. Cũng như tinh dầu tràm, tinh dầu bạch đàn trước khi sử dụng cần được tinh chế và làm giàu cineol.
BẠCH ÐÀN GIÀU CITRONELAL Bạch đàn chanh: Eucalyptus citriodora Hook.f. Ðặc điểm dễ phân biệt với các loài bạch đàn khác là lá có mùi chanh,? rất thơm. Lá có chứa một hàm lượng lớn tinh dầu (3,3 - 4,8%). Thành phần chính của tinh dầu là citronelal (trên 70%) ngoài ra còn có citronelol (5,6%). Bạch đàn chanh được trông nhiều ở Trung Quốc, Brazin, Ấn Ðô?và một số nước khác. Ở Việt Nam, bạch đàn chanh được trồng ở các tỉnh phía Nam, nhưng chưa được khai thác nhiều. Sản lượng hàng năm trên thế giới là 2.092 tấn. Các nước sản xuất chính: Trung Quốc (900 - 1100 tấn), Brazin (400 - 600 tấn). Back to Top5. Kiểm nghiệm5.1 Đặc điểm vi học (loài Eucalyptus camaldulensis Dehn.)
Ðặc điểm vi phẫu lá Gân lá: Gân dưới lồi, gân trên hơi lồi. Phần phiến lá: Biểu bì trên và biểu bì
dưới giống phần gân lá. Mô giậu trên và mô giậu dưới gồm 2-3 hàng tế bào chữ
nhật xếp đứng chiếm 2/3 chiều dày phiến lá, các tế bào này xếp vuông góc với bề
mặt lá. Trong mô giậu sát lớp biểu bì có các túi chứa tinh dầu hình tròn khá lớn.
Mô khuyết gồm các tế bào thành mỏng xếp lộn xộn rải rác có các tinh thể calci
oxalat hình cầu gai đường kính khoảng 0,02mm (Vi
phẫu phiến lá Bạch đàn). Ðặc điểm bột dược liệu 5.2 Ðịnh lượng: Tiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu trong dược liệu (Định lượng tinh dầu). Dùng 30 g dược liệu đã cắt nhỏ, cất với 150 ml nước trong thời gian 3 giờ. Dược liệu phải chứa ít nhất 1,2% tinh dầu Back to Top6. Tác dụng và công dụng- Lá: Có thể dùng lá Bạch đàn trắng hoặc Bạch đàn liễu để thay thế lá Bạch đàn xanh (E. globulus) là loại đã được sử dụng rất lâu đời ở các nước châu Âu. Dạng dùng: Thuốc hãm, thuốc xông, hoặc pha chế thành các dạng bào chế như xiro cồn lá bạch đàn, dùng để chữa ho, sát khuẩn đường hô hấp, chữa các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, ho, hen, v.v... - Tinh dầu Bạch đàn (Bạch đàn trắng,
Bạch đàn liễu) được sử dụng như tinh dầu
tràm. Tuy nhiên, đến nay Bạch đàn ở Việt - Tinh dầu Bạch đàn chanh còn được dùng trong kỹ nghệ hương liệu để sản xuất nước hoa và các loại chất thơm khác có mùi thơm tự nhiên của hoa, có thể thay thế tinh dầu Sả Java (Cymbopogon winterianus Jowitt). - Tinh dầu Bạch đàn còn là nguồn nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật có giá trị. 7. Ghi chú- Bạch đàn còn được gọi là Khuynh diệp. Có nhiều loài Bạch đàn. Phần lớn trồng lấy gỗ, một số loài trồng để khai thác tinh dầu. - Theo Dược điển Trung Quốc (1997) tinh
dầu Bạch đàn (Eucalyptus oil) được khai thác từ các cây
Eucalyptus globulus Labill., họ Sim (Myrtaceae), cây Long não -
Cinnamomum camphora (L.) Nees & Eberm., họ Long não (Lauraceae) và một số
cây khác cùng chi của hai họ thực vật trên - Bạch đàn được trồng để phủ xanh đồi trọc ở các vùng núi và trung du hoặc để cải tạo đầm lầy. Tuy nhiên theo các nhà khoa học trồng Bạch đàn trên diện tích lớn ảnh hưởng nhiều đền hệ sinh thái tự nhiên,cần có cân nhắc tổng thể. - Không nhầm Bạch đàn với cây Ðàn hương (Santalum album L.), họ Ðàn hương (Santalaceae) cho gỗ làm thuốc. Back to Top8. Tài liệu tham khảoBài giảng Dược liệu Tập II - Tr. 190-192. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt nam Tập I. - NXB khoa học và kỹ thuật - 2004. Tr. 133-139. Dược điển Việt Nam III. Tr. 315-316 Đỗ Tất Lợi - Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - NXB Y học - 2003. Tr. 742-744. Nguyễn Thị Tâm - Những tinh dầu lưu hành trên thị trường - NXB khoa học và kỹ thuật- 2003. Tr. 51-55 Nguyễn Viết Thân - Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi- NXB khoa học và kỹ thuật- 2003. Tr. 48-49Back to Top
------------------------------------------------------- Mọi thông tin liên quan đến trang web Xin vui lòng liên hệ theo số điện thoại 01234195602 hoặc theo địa chỉ Email: thannv@hup.edu.vn Revised: February 20, 2017 . |