THỰC HÀNH 01 1. Hướng dẫn thu mẫu và làm tiêu bản cây thuốc 2. Lấy mẫu Dược liệu (DÐVN IV, PL 12.1, PL-231)3. Xác đinh tỷ lệ vụn nát của Dược liệu (DÐVN II, PL 12.12, PL-240)4. Xác định tạp chất lẫn trong Dược liệu (DÐVN IV, PL 12.11, PL-239)5. Xác định độ ẩm trong Dược liệu6. Xác định lượng chất chiết được trong dược liệu (DÐVN IV, PL 12.10, PL-239)
THỰC HÀNH 02 THỰC HÀNH 03 THỰC HÀNH 04 THỰC HÀNH 05 THỰC HÀNH 06 THỰC HÀNH 07 THỰC HÀNH 08 THỰC HÀNH 09 THỰC HÀNH 10 THỰC HÀNH 11 THỰC HÀNH 12
|
1. Hướng dẫn thu mẫu và làm tiêu bản cây thuốc 1.1 Thu thập mẫu từ thực địa - Khi thu mẫu phải nắm được các quy định về pháp luật (Các loài thuộc sách đỏ, các loài, các khu vực cấm thu mẫu) - Cần có hiểu biết, làm quen với các cây độc, các cây dễ gây dị ứng... Ví dụ: Cây Sơn (Rhus verniciflua) dễ gây lở (lỏ sơn), các loài han gây ngứa, không để các chất độc,nhựa rơi vào mắt, đường hô hấp, mồm... - Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết: Dụng cụ chặt, đào như dao, kéo, búa rìu, thuổng, thước đo, cặp ép.. - Thu thập thực vật nhỏ, các bộ phận nhỏ cần có ống nhựa vặn nút kín (có thể đổ dung dịch cố định vào trước). Thu thập cây dưới nước và ở đầm lầy cần phải có túi nhựa, túi polyethylen, nên dùng loại túi kép. - Ghi chép vào sổ tay riêng, sử dụng bút chì đen thường (Không dùng bút chì hoá học). - Cần có một bộ nhãn, chỉ để buộc vào từng mẫu tương ứng với ghi chép ngoài thực địa trong sổ tay. - Kích thước mẫu tiêu bản tiêu chuẩn trên thế giới là 41x 29 cm nên mọi mẫu vật thực vật cần phải bố trí theo tiêu chuẩn đó. Cây to hoặc dày bằng mọi cách cần phải làm cho có kích thước phù hợp với kích thước mẫu tiêu bản. Mẫu dày, cồng kềnh phải chẻ ra, sấy khô để khâu lên tiêu bản. Cây lớn có thể lấy từng phần nhỏ. - Trong tự nhiên các cá thể trong cùng một loài có thể có những đặc điểm khác nhau về mặt hình thái nên thông thường phải chọn các mẫu tiêu biểu và thu mẫu ít nhất từ 2-3 cá thể. - Cây thảo, nhỏ thường thu cả cây, cố gắng thu nhiều mẫu ở các thời gian sinh trưởng, phát triển khác nhau kèm hoa, quả, hat... - Khi đào rễ cần chú ý tới những lá khô ở gốc (đôi khi có thể giúp ích cho việc định loại), rửa hệ rễ và làm cho ráo nước (nếu có thể được). - Ghi chép ngoài thực địa cần chú ý tới các dẫn liệu màu sắc, mùi vị, các tư liệu về địa chất. Cần ghi chép tại chỗ (Không được tin vào trí nhớ vì có thể quên, nhầm lẫn). Nên ghi số lên nhãn và buộc vào mẫu bằng chỉ dai. - Có thể sử dụng các phương tiện chụp ảnh, quay phim để ghi lại các đặc điểm giảm nhẹ quá trình ghi chép. - Mẫu mới thu có thể đặt giữa hai lớp giấy bản hoặc báo. Thời gian giữ mẫu trong cặp ép đi thực địa phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và bản chất của mẫu, tránh quá nóng, ẩm (dễ làm rụng lá ở tiêu bản).
1.2. Sấy mẫu tiêu bản - Ép và sấy cho cây khô là hai quá trình không tách rời nhau, trong khi sấy cần ép chặt mẫu để lá khỏi nhăn nheo, để mẫu cây nằm đúng vị trí định khâu mẫu. - Mẫu cây thu từ thực địa đem về nơi xử lý thường bị héo ít nhiều. Sắp xếp mẫu cây trên giấy để cố định trước khi sấy. Thường đặt trên tờ báo có kích thước lớn gấp đôi kích thước mẫu (một nửa làm nền,một nửa gập đậy lên). Khi sắp xếp cần tuân thủ một số nguyên tắc: + trong số các lá ít nhất có một lá được lật ngược lên. + Không để các bộ phận của cây đè lên nhau + Nếu có hoa sắp xếp ép để có thể nhìn thấy được bên trong hoa. + Cần sắp xếp đều trên diên tích cho phép (không tập trung vào phần giữa). + Cây dài có thể sắp xếp theo hình chữ V, N hay hình khác. + Nếu cần bỏ lá chú ý giữ cuống lá (để thấy được sự sắp xếp lá trên cây). + Những phần nhỏ (hoa, lá) bị rụng cần đặt bên cạnh mẫu. + Các bộ phận sử dụng làm thuốc có thể bảo quản bằng cách phơi sấy khô hoặc ngâm trong các dịch bảo quản. Sau khi xếp mẫu lên tờ báo gập nửa tờ báo còn lại lên trên mẫu. Đặt các mẫu lên cặp ép (không dày quá 40cm) buộc cặp ép lại sấy ở 35-400C trong khoảng 8-12h. Trong quá trình sấy cần thường xuyên thông thoáng. Lấy cặp ép ra buộc lại, sấy cho đến khô.
1.3. Khâu mẫu cây lên tiêu bản Giấy để khâu có kích thước 41 x 29 cm, thường làm bằng bìa trắng, với mẫu lớn hay mẫu gỗ cần có giấy dày, chắc hơn. Đặt mẫu cây thuốc đã ép. và sấy khô lên bìa và khâu vào bìa, dán giấy lên trên các nốt khâu ở mặt trái. Khi mẫu đã khâu xong ở góc phải phía dưới của tiêu bản người ta dán nhãn vào. Kích thước nhãn 8 x13 cm. Nội dung nhãn gồm các thông tin: Số hiệu tiêu bản Tên, họ khoa học Tên thường gọi, tên địa phương Đặc điểm Nơi thu mẫu Công dụng Ngày thu mẫu Tên người thu mẫu Người và ngày định tên Cơ quan nghiên cứu
1.4. Bảo quản mẫu tiêu bản khô Mẫu cần bảo quản nơi khô ráo, tránh nấm mốc, mối mọt. Sắp xếp mẫu theo các quy ước để dễ tìm, tra cứu khi cần thiết.
1.5. Bảo quản tiêu bản thực vật trong chất lỏng Mẫu nhỏ có thể gắn trên bản kính và ngâm trong dung dịch có thành phần:
Có thể thêm CuSO4 hoặc đồng acetat để giữ màu xanh của các mẫu cây. Các mẫu dược liệu sử dụng để trưng bày hay để học tập có thể bảo quản trong chất định hình lỏng. Chất định hình chuẩn thường là dung dịch formalin 4-6% hoặc sử dụng dịch định hình có thành phần:
2. Lấy mẫu Dược liệu (DÐVN IV, PL 12.1, PL-231)
Lấy mẫu dược liệu là việc lựa chọn, thu thập các mẫu dược liệu cho việc kiểm tra chất lượng. Mức độ đại diện của các mẫu dược liệu được lấy có ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác và độ đúng của việc kiểm tra. Các yêu cầu chung về việc lấy mẫu dược liệu như sau:
2.1. Kiểm tra trước khi lấy mẫu Kiểm tra đối chiếu tên và nguồn gốc nguyên liệu; Kiểm tra đặc điểm và hình dạng bao gói; Kiểm tra sự nguyên vẹn, sạch sẽ, mức độ nhiễm mốc và tạp chất lạ của bao bì.
Các bao gói không bình thường cần được kiểm
tra riêng một cách kỹ càng.
2.2. Cách thức lấy mẫu
- Khối lượng
mẫu lấy:
2.3. Tạo mẫu đồng nhất Mẫu sau khi lấy được trộn đều để có một mẫu đồng nhất dùng cho thử nghiệm. Nếu khối lượng mẫu đồng nhất lớn hơn vài lần so với mẫu thử nghiệm thì làm một mẫu trung bình. Nếu dược liệu có kích thước nhỏ thì lấy một mẫu trung bình bằng phương pháp chia 4 như sau: San bằng mẫu thành hình vuông, chia mẫu theo 2 đường chéo thành 4 phần bằng nhau. Lấy 2 phần đối diện và trộn đều. Làm lại thao tác chia 4 cho đến khi thu được số lượng vừa đủ để làm mẫu thử và mẫu lưu.
Trong trường hợp các dược liệu có kích
thước lớn thì lấy mẫu trung bình bằng phương pháp khác thích hợp. 3. Xác định tỷ lệ vụn nát của dược liệu (DÐVN IV, PL 12.12, PL-240) Cân một lượng dược liệu nhất định (p gam) đã được loại tạp chất. Rây qua rây có số quy định theo chuyên luận riêng. Cân toàn bộ phần đã lọt qua rây (a gam). Tính tỷ lệ vụn nát (X%) theo công thức:
4. Xác định tạp chất lẫn trong dược liệu (DÐVN IV, PL 12.11, PL-239) Tạp chất lẫn trong dược liệu bao gồm tất cả các chất ngoài quy định của dược liệu đó như: Đất, đá, rơm rạ, cây cỏ khác, các bộ phận khác của cây không quy định làm dược liệu, xác côn trùng... Cách xác định Cân một lượng mẫu vừa đủ đã được chỉ dẫn trong chuyên luận, dàn mỏng trên tờ giấy, quan sát bằng mắt thường hoặc kính lúp, khi cần có thể dùng rây để phân tách tạp chất và dược liệu. Cân phần tạp chất và tính phần trăm như sau:
Ghi chú: a. Trong một số trường hợp nếu tạp chất rất giống với thuốc có thể phải làm các phản ứng định tính hoá học, phương pháp vật lý hoặc dùng kính hiển vi để phát hiện tạp chất. Tỷ lệ tạp chất được tính bao gồm cả tạp chất được phát hiện bằng phương pháp này. b. Lượng mẫu lấy thử nếu chuyên luận riêng không quy định thì lấy như sau: Hạt và quả rất nhỏ (như hạt Mã đề): 10 g. Hạt và quả nhỏ: 20 g.
Dược liệu thái thành lát: 50 g.
5. Xác định độ ẩm trong dược liệu Ðộ ẩm là lượng nước chứa trong 100g dược liệu. Dược liệu tươi thường chứa một lượng nước rất lớn: lá chứa khoảng 60- 80% nước, thân và cành chứa khoảng 40- 50% nước. Không có một dược liệu nào đạt độ khô tuyệt đối (độ ẩm 0 %), nhưng đối với mỗi dược liệu đều được quy định một độ ẩm an toàn. Ðể bảo quản tốt, dược liệu cần có độ ẩm bằng hoặc dưới độ ẩm an toàn. Xác định độ ẩm là công việc đầu tiên phải làm khi tiến hành xác định chất lượng một dược liệu. Hàm lượng các hoạt chất như tinh dầu, chất béo, alcaloid, glycozit v.v... dều được quy định tính trên trọng lượng khô tuyệt đối của dược liệu. Việc xác định độ ẩm còn được tiến hành định kỳ hàng năm 2 lần trong các đợt kiểm kê dược liệu theo quy định của nhà nước. Các phương pháp xác định độ ẩm * Phương pháp sấy Dược liệu là lá, rễ, thân cần được chia nhỏ trước khi xác định độ ẩm. Dược liệu là nụ hoa, hạt nhỏ có thể tiến hành xác định trực tiếp mà không cần chia nhỏ. Cho vào chén cân dùng để xác định độ ẩm, có nắp và đã được cân bì trước 5- 10g dược liệu. Chén cân cần có kích thước thích hợp để lớp dược liệu cho vào không dày quá 5 mm. Cho chén chứa dược liệu (đã mở nắp) vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ 100- 1050C trong 1 giờ. Cho chén vào bình hút ẩm đến khi nguội. Ðậy nắp và cân. Làm lại nhiều lần đến khi trọng lượng giữa 2 lần cân không vượt quá 0,5 mg. Ðộ ẩm (x %) của dược liệu được tính theo công thức sau:
Lưu ý: - Nếu dùng toluen hoặc xylen đã bão hòa nước thì phần a/ không phải tiến hành - Toluen là dung môi dễ cháy vì vậy nguồn nhiệt phải là bếp điện kín, tránh lửa trong phòng thí nghiệm.
6. Xác định các chất chiết được trong dược liệu (DÐVN IV, PL 12.10, PL-239) 6.1 Phương pháp xác định các chất chiết được bằng nước Phương pháp chiết lạnh: Nếu không có chỉ dẫn đặc biệt trong chuyên luận riêng, cân chính xác khoảng 4,000 g bột dược liệu có cỡ bột nửa thô cho vào trong bình nón 250 - 300 ml. Thêm chính xác 100,0ml nước, đậy kín, ngâm lạnh, thỉnh thoảng lắc trong 6 giờ đầu, sau đó để yên 18 giờ. Lọc qua phễu lọc khô vào một bình hứng khô thích hợp. Lấy chính xác 20 ml dịch lọc cho vào một cốc thuỷ tinh đã cân bì trước, cô trong cách thủy đến cắn khô. Sấy cắn ở 1050C trong 3 giờ, lấy ra để nguội trong bình hút ẩm 30 phút, cân nhanh để xác định khối lượng cắn sau khi sấy, tính phần trăm lượng chất chiết được bằng nước theo dược liệu khô. Phương pháp chiết nóng: Nếu không có chỉ dẫn đặc biệt trong chuyên luận riêng, cân chính xác khoảng 2,000 - 4,000 g bột dược liệu có cỡ bột nửa thô cho vào bình nón 100 hoặc 250 ml. Thêm chính xác 50,0 hoặc 100,0 ml nước, đậy kín, cân xác định khối lượng, để yên 1 giờ, sau đó đun hồi lưu trong cách thủy 1 giờ, để nguội, lấy bình nón ra, đậy kín, cân để xác định lại khối lượng, dùng nước để bổ sung phần khối lượng bị giảm, lọc qua phễu lọc khô vào một bình hứng khô thích hợp. Lấy chính xác 25 ml dịch lọc vào cốc thủy tinh đã cân bì trước, cô trong cách thủy đến cắn khô, cắn thu được sấy ở 1050C trong 3 giờ, lấy ra để nguội trong bình hút ẩm 30 phút, cân nhanh để xác định khối lượng cắn. Tính phần trăm lượng chất chiết được bằng nước theo dược liệu khô. 6.2 Phương pháp xác định các chất chiết được bằng alcol Dùng các phương pháp tương tự như phương pháp xác định các chất chiết được bằng nước. Tuỳ theo chỉ dẫn trong chuyên luận riêng mà dùng ethanol hoặc methanol có nồng độ thích hợp để thay nước làm dung môi chiết.Với phương pháp chiết nóng thì nên đun trong cách thủy nếu dung môi chiết có độ sôi thấp. ---------------------------------------------------------------- Mọi thông tin liên quan đến trang web Xin vui lòng liên hệ theo số điện thoại 01234195602 hoặc theo địa chỉ Email: thannv@hup.edu.vn Revised: January 19, 2017 . |